thầy phong thủy, đào tạo phong thủy, dạy phong thủy
Đăng Ký Khóa Học Phong Thủy
Làm người chính trực thanh liêm, tự khắc giải khai những oan khuất cuộc đời

Làm người chính trực thanh liêm, tự khắc giải khai những oan khuất cuộc đời

Đại thần Liễu Khánh nổi tiếng là vị quan thanh liêm chính trực, không sợ quyền thế, lại rất nhạy bén sắc sảo. Nhờ vậy, ông đã giải khai được rất nhiều oan khuất cho lê dân bá tánh. Dưới đây là câu chuyện về sự liêm chính và tài tình của ông.

Liễu Khánh (517-566) tự là Canh Hưng, người Hà Đông (nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), làm quan thời Nam Bắc Triều. Ông sống ở phía Bắc gồm có: Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Bắc Chu, là người uy nghi đoan túc, tướng mạo cao lớn, khí phách, hơn nữa lại còn nhạy bén sắc sảo.

Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông nổi tiếng là người chính trực, dũng cảm thi hành pháp luật, không sợ quyền thế, hơn nữa lại có tài hùng biện, luôn lấy “chính nghĩa mà rửa oan biện khuất” được sử sách ghi nhận.

 

Phạt Mạnh thị

Năm 544, 10 năm sau khi Tây Ngụy thống nhất Trung Quốc, Liễu Khánh được bổ nhiệm chức Lang Trung Thượng Thư đất Đài Châu đồng thời kiêm chức Thích sứ Ung Châu (nay thuộc Thiểm Tây). Ở nơi đây có Mạnh Thị là cháu ngoại của Quảng Lăng Vương – Nguyên Hân (Tiết Mẫn Đế của Bắc Ngụy), thường ỷ người nhà có quyền có thế hoành hành, coi thường luân lý. Nhiều quan lại địa phương dẫu biết nhưng cũng đành nhắm mắt làm ngơ.

 

Sau khi Liễu Khánh nhận chức, vừa lúc có người tố giác Mạnh Thị ăn trộm trâu. Liễu Khánh triệu người tố giác đến thẩm vấn, biết được quả thực có chuyện này, liền sai người đến bắt Mạnh Thị giam vào ngục chờ ngày xét xử.

Mạnh Thị không những không sợ hãi mà còn buông lời khiêu khích: “Nay ngươi gông cùm xiềng xích ta, mai mốt ta vô tội nhà ngươi lấy gì thoát thân?”.

 

Khánh đáp: ”Lấy nghĩa thoát thân”.

Sau đó, Quảng Lăng Vương ngụy tạo chứng cứ và phái người đến biện bạch cho Mạnh Thị, và tự phán Mạnh Thị vô tội. Mạnh Thị thoát tội nên càng thêm ngang ngược lộng hành. Liễu Khánh tức giận triệu tập hết thảy các quan cấp dưới đến điều tra.

Sau đó ở trước mặt dân chúng kịch liệt lên án Mạnh thị ỷ thế cậy mình là hoàng thân quốc thích, bức ép bá tánh, vạch ra từng tội trạng xưa nay của Mạnh Thị, rồi chiếu theo từng tội mà sai người mang roi đến đánh đòn. Sau đó xử Mạnh thị tội chết và hành án ngay tại chỗ. Từ đó về sau, đám quý tộc Ung Châu và Đài Châu không ai còn dám xâm bạo dân chúng.

 

Thương nhân gặp nạn

 

Một câu chuyện khác kể rằng, có vị thương gia trên đường mang theo 20 cân vàng đến kinh đô Trường An để buôn bán, nghỉ tạm tại một quán trọ ở Ung Châu. Mỗi lần ông ra ngoài đều khóa cửa kỹ càng và luôn giữ chìa khóa. Kỳ lạ là sau đó chẳng bao lâu, số vàng đã không cánh mà bay, khóa phòng vẫn nguyên không hề có dấu hiệu bị cạy mở.

Vị thương nhân ngờ rằng kẻ trộm chính là ông chủ nhà trọ, bèn đi báo quan, quan cũng cho rằng thương nhân nói chí phải, nên sai người đến nhà trọ bắt người, sau đó nhục hình tra khảo cuối cùng chủ quán trọ cũng nhận tội.

 

 

Vụ kiện sau đó được đưa lên quận lý phúc thẩm, quan thượng thư quận lý lúc bấy giờ là Liễu Khánh đến hỏi cung chủ quán trọ. Xét thấy sắc mặt, lời nói nghi can có điểm bất thường nên cho rằng khả năng là ông vì bị bức cung nặng nề nên bất đắc dĩ phải nhận tội. Sau đó, Liễu Khánh tạm giam chủ quán trọ lại, cho người mời vị thương nhân kia, Khánh hỏi: ”Chìa khóa của ngươi thường để ở đâu?”.

 

Thương nhân trả lời: ”Bẩm, từ đầu đến cuối tôi đây chỉ có mang theo bên người”.

Liễu Khánh nghe xong gật gù, quả đúng như mình dự liệu, y lại hỏi tiếp: ”Ngươi có từng ngồi lâu với ai đó không?”. Đáp nói: ”Dạ bẩm không ạ”.

Liễu Khánh lại hỏi: ”Gần đây ngươi có từng chè chén say sưa với người lạ nào không?”Thương nhân đáp: ”Trước có uống một trận say sưa với 1 tăng nhân mới quen, trận thứ hai thì say đến độ không còn biết trời trăng là gì”.

Sau khi nghe xong, Liễu Khánh mỉm cười, quả quyết nói rằng: ”Tăng nhân kia mới đích thị là tên trộm lấy vàng của nhà người”. Thương nhân không khỏi kinh ngạc: ”Chủ nhà trọ chẳng phải đã nhận tội rồi sao? Lẽ nào lại là tăng nhân kia được?”

 

Liễu Khánh giải thích: ”Chủ nhà trọ là vì bị tra tấn cung hình, không chịu được đau đớn nên mới đành phải nhận tội, chứ ông ta không phải là người lấy trộm. Tăng nhân kia vô duyên vô cơ cùng ngươi gặp mặt chè chén nhiều lần, ngươi không nghĩ hắn có ý đồ gì sao? Nhất định là tìm cơ hội để trộm cắp. Ngươi say đến mức không biết gì cả, đây chẳng phải cơ hội tốt cho hắn à? Vậy nên mới nói người trộm vàng đích thị là tăng nhân kia”.

 

Thương nhân nghe xong liên tục gật đầu đồng tình. Liễu Khánh lúc này phái nha sai đi bắt tăng nhân kia thì mới biết, người được gọi là “tăng nhân” ấy chính là một tên lừa đảo ngụy trang, đã sớm bề lẩn trốn. Mãi sau mới bắt được đem về quy án, toàn bộ số vàng của thương nhân cũng may mắn tìm lại được.

 

Dùng mưu ly gián cường tặc

Năm 546, Liễu Khánh được thăng làm Vi Kế Bộ Lang Trung vẫn tiếp quản Ung Châu. Có một nhà người Hồ bị cướp, quan lại địa phương mặc dù điều tra nhiều nơi nhưng vẫn chưa xác định được tung tích bọn cướp, rất nhiều làng chợ, nhà dân đã trở thành nạn nhân của băng cướp này. Cuối cùng, quan huyện không cách nào giải quyết mới chuyển vụ án lên Lang Trung Ung Châu, tức Liễu Khánh.

 

Liễu Khánh đến nơi điều tra thì nạn nhân chỉ biết băng cướp rất đông, còn chúng là những ai, từ đâu tới thì hoàn toàn không biết. Trước tình huống này, Liễu Khánh cho rằng đây có khả năng là một đám ô hợp từ nhiều nơi khác nhau đến, chắc chắn giữa chúng sẽ có sự đề phòng nghi kỵ lẫn nhau. Với loại tâm lý này, ta có thể dùng “diệu kế trá mưu” để bắt giữ chúng.

 

Liễu Khánh sau đó đã viết 1 phong thư nặc danh, công khai dán trước cổng quan phủ, viết rằng: “Bọn ta chính là nhóm đã cướp nhà họ Hồ, vì băng nhóm quá đông, nội bộ lộn xộn, sợ rồi sẽ bị bại lộ, nếu được miễn tội ta sẽ ra đầu thú. Sau đó, Liễu Khánh lại dán thêm cáo thị “Tự thú tha tội” trước cổng quan phủ. 2 ngày sau, một nô gia làm việc trong phủ Quang Lăng Vương – Nguyên Hân đã tự mình trói tay đến tự thú. Dựa trên manh mối của người này cung cấp, Liễu Khánh đã truy nã được toàn bộ đám đạo tặc mang về quy án.

 

Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế từng nói với các quan thần của mình rằng: ”Quan lại triều đình hẳn là những người nắm giữ sứ mệnh to lớn, cần phải tu tâm nâng cao chính tính, chống mạnh giúp yếu, không tranh quyền đoạt thế, không vì tình mà lờ đi tội trạng, đó mới là bậc thượng đẳng quan nhân”. Người như vậy chính là Liễu Khánh, đại thần nước Tây Ngụy.

 

Hoàng An, Theo Đại Ký Nguyên Tiếng Trung

Các Cơ Sở Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Tại Việt Nam
Các Cơ Sở Đào Tạo Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Tại Quốc Tế
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC